Cao ốc Văn phòng E-Town
- Dữ liệu chính
Khách hàng: Ree Corporation
Địa chỉ: Đường Cộng Hòa, TP. HCM
Thực hiện: 3 Tòa cao ốc văn phòng
Diện tích xây dựng: hơn 60,000 m2
Thiết kế: 2005 – 2007
Chi phí xây dựng mục tiêu: 350 usd/m2
- Công ty thực hiện ADA
Được thiết kế bởi Đội Archiconcept, Site Architecture và Kiến trúc sư chủ trì Adrien Desport của Site Architecture tại Tp. Hồ Chí Minh, Tòa nhà E-Town 2 được hoàn thành dựa trên ý tưởng sáng tạo của Adrien Desport & Bích Âu. Adrien Desport và Bích Âu cùng thiết kế E-Town 3 & 4.
Lĩnh vực thiết kế: Thiết kế kiến trúc và Thiết kế nội thất.
- Miêu tả thiết kế của Tòa nhà chính E-Town 2
Tòa nhà là một phần trong kế hoạch chuyển đổi khu vực phân xưởng hiện hữu thành khu phức hợp văn phòng cho thuê. Trên bối cảnh hiện hữu, tòa nhà hiện ra với thiết kế đơn giản nhưng ấn tượng, cố gắng nắm bắt vóc dáng đô thị tương lai của một thành phố Hồ Chí Minh đang đổi thay hàng ngày.
Ngôn ngữ thiết kế của tòa nhà chịu sự chi phối của bối cảnh xung quanh bao gồm công trình E-Town 1 và phố Cộng Hòa. Do đó, chẳng khó để nhận ra hình khối, tỉ lệ, màu sắc và vật liệu mặt đứng của tòa nhà được kế thừa từ E-Town 1. Tuy nhiên, khác với phong cách kiến trúc nghiêm trang bề thế của E- Town 1, tòa nhà E-Town 2 mang đến một phong cách lịch lãm, thanh tao và năng động hơn, nhằm hòa hợp với nhịp sống sôi động và bận rộn của phố Cộng Hòa, công trình hướng đến phong cách năng động bằng cách xử lí phức tạp hình khối mặt đứng – nhằm diễn tả sự chuyển động hối hả của phố Cộng Hòa. Công trình nhờ thế dường như trở thành một phần nối dài của con phố. Tuy nhiên, tòa nhà vẫn giữ được vị trí độc lập của mình với tư cách là một thực thể kiến trúc: nơi không gian bên trong không bị chi phối bởi phối cảnh bên ngoài. Điều đó có được nhờ vào “tấm lá chắn” tạo ra bởi mảng tường mặt đứng có vai trò bảo vệ sự yên tĩnh bên trong.
Toàn bộ định hướng thiết kế lấy cảm hứng từ triết lí địa phương, cụ thể là “trạng thái cân bằng” trong triết lí Âm Dương. Phong cách thiết kế này có thể được xem như một nỗ lực diễn đạt lại tính trừu tượng của văn hóa truyền thống vào kiến trúc, khác với cách diễn tả theo kiểu mô phỏng đơn thuần trước đây.